VĂN KHẤN MẪU CỬU TRÙNG THIÊN CHUẨN NHẤT

Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai? Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên ở đâu và diễn ra vào ngày nào? Lễ vật và văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên thế nào là đúng chuẩn tâm linh? Có lẽ đây chính là thắc mắc của phần lớn quý gia chủ trong lần tiên tham gia trẩy hội đền Mẫu Cửu Trùng Thiên. Ở bài viết này, Xem ngày hoàng đạo sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc trên của quý gia chủ một cách chi tiết nhất. Mỗi một lễ cúng tại đền phủ điều mang một ý nghĩa khác nhau. Do vậy, quý gia chủ nên tìm hiểu kỹ để lễ cúng được trọn vẹn.

MẪU CỬU TRÙNG THIÊN LÀ AI?

Đến thời điểm hiện tại, không có tài liệu chính xác và rõ ràng về Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tuy nhiên, có nhiều sự tích và truyền thuyết xoay quanh vị Thánh Mẫu này, tạo nên một phần quan trọng của tâm linh và tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam.

Có người cho rằng Mẫu Cửu Trùng Thiên có nguồn gốc từ Trung Quốc và có thể liên quan đến Cửu Thiên Huyền Nữ. Tại Trung Quốc, người ta thường khắc họa và thờ cúng vị thần nữ này với những sự tích kỳ bí.

Ở Việt Nam, trong tâm linh, Mẫu Cửu Trùng được coi là ngự trên 9 tầng mây, có nhiệm vụ quản lý thiên cung với 9 tầng khác nhau. Mỗi tầng trời đều được giao phó cho một người thần linh cụ thể:

  • Tầng trời 1: Vườn Ngạn Uyển – Nhứt Nương.
  • Tầng trời 2: Vườn Đào Tiên – Nhị Nương.
  • Tầng trời 3: Thanh Thiên.
  • Tầng trời 4: Huỳnh Thiên.
  • Tầng trời 5: Xích Thiên.
  • Tầng trời 6: Kim Thiên.
  • Tầng trời 7: Hạo Thiên Nhiên – Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
  • Tầng trời 8: Cai cải Phi Thưởng Thiên – Đức Từ Hàng Bồ Tát.
  • Tầng trời 9: Tạo Hóa Thiên – Ðức Phật Mẫu.

ĐỀN MẪU CỬU TRÙNG THIÊN Ở ĐÂU?

Tại thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, Thường Tín Hà Nội có một ngôi đền tên gọi: Đền Mẫu Cửu Trùng. Đền có từ lâu đời nhưng có từ thời nào thì chưa rõ.

Tại đền Cô Chín Sòng Sơn thì tại Cung Cấm là thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Tại Đền Rồng – Thanh Hóa cũng có môt cung thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Tại núi Cổ Bồng – Ba Vì có tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên bằng đồng đúc mới được an vị ngày 16/10/2010 có kích thước lớn bằng người thật, nặng khoảng 1 tấn đồng, cao 2,3 cm.

MẪU CỬU TRÙNG THIÊN ĐƯỢC THỜ CÚNG NHƯ THẾ NÀO?

Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên là một nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Để mang lại nhiều may mắn và thuận lợi cho gia chủ, việc thờ cúng cần được thực hiện đúng cách và tôn trọng.

Mẫu Cửu Trùng Thiên thường được thờ ở ngoài trời trong các đền phủ và được biết đến với tên gọi Mẫu Cửu Trùng Thiên hoặc ban Mẫu bán Thiên. Trong tín ngưỡng đạo Mẫu tại gia, việc lập cây hương để thờ Mẫu nên chỉ được thực hiện bởi những người có căn đồng, đảm bảo tính linh thiêng và chân thành trong lễ cúng. Nếu không có căn đồng, nên tránh thờ để tránh gây nghiệp lớn cho con cháu hoặc bản thân gia chủ.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, tồn tại bốn vị Thánh Mẫu quan trọng, trong đó có Thánh Mẫu Cửu Trùng. Gia chủ có thể quyết định thờ riêng lẻ hoặc thờ cùng với các Thánh Mẫu khác tùy thuộc vào quan điểm và tín ngưỡng cụ thể.

Hiện nay, Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên chính nằm ở thôn Bằng Sở, Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội, là điểm đến linh thiêng và truyền thống. Ngoài ra, còn có nhiều đền khác như Đền Rồng (Thanh Hóa), Đền Thượng (Ba Vì), Đền Cô Chín Sòng Sơn, nơi Mẫu được thờ trong cung cấm. Các đền này đều là những địa điểm quan trọng để thực hiện lễ cúng và thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên.

LỄ VẬT DÂNG CÚNG MẪU CỬU TRÙNG THIÊN GỒM NHỮNG GÌ?

Lễ vật dâng cúng Mẫu Cửu Trùng Thiên thường mang đặc điểm của sự đơn giản và tâm linh. Gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật sau để thể hiện lòng thành và sự kính trọng:

  • Bình hoa tươi
  • Đĩa hoa quả, cơi trầu, thắp hương
  • Giấy tiền, Cút rượu
  • Xôi thịt và cánh sớ

BÀI VĂN KHẤN MẪU CỬU TRÙNG THIÊN CHUẨN NHẤT

Trong quá trình thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên chúng ta cần thực hiện tuần tự theo các bước. Cùng với đó là đọc bài văn khấn có nội dung như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chí kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.

Kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phủ, Lân nữ công chúa.

Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là . . . . . . . . . . .

Ngụ tại . . . . . . . . . . .

Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền) . . . . . . . chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiến cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn, điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi.

Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

Xem ngày hoàng đạo hy vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ vật và văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên. Câu chuyện về sự xuất hiện của Mẫu Cửu Trùng Thiên cũng còn có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên về cơ bản vẫn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.