VĂN KHẤN ĐỀN TRÌNH CHÙA HƯƠNG CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ NHẤT

Chùa Hương nằm ở Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… Lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc. Trong bài viết này Xem ngày hoàng đạo xin chia sẻ văn khấn đền Trình chùa Hương, mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀN TRÌNH CHÙA HƯƠNG

Đền Trình, hay còn được biết đến với tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ, là một ngôi đền cổ tọa lạc bên dòng sông Yến Vĩ, dưới chân núi Ngũ Nhạc, chỉ cách bến đò Yến Vĩ khoảng 500m. Để đến thăm đền Trình, du khách phải di chuyển bằng đò trong hơn 10 phút. Theo truyền thuyết, đền Trình từ lâu đã là nơi thờ phụng một thần tướng anh dũng, có công lớn trong việc đánh bại giặc Ân dưới thời vua Hùng Huy Vương.

Du khách khi đến thăm đền Trình không chỉ có cơ hội để dâng hương cúng viếng mà còn được trải nghiệm bầu không khí tĩnh lặng và thanh thoát của ngôi đền. Phong cảnh tuyệt vời với núi Ngũ Nhạc làm hậu phương tô điểm thêm cho hành trình thư giãn và ngắm cảnh tại đây.

CÁCH DÂNG LỄ TẠI ĐỀN TRÌNH CHÙA HƯƠNG

  • Lễ chay dâng ở chính điện: Hương nhang, hoa tươi (hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa sen…), quả chín, oản phẩm, chè xôi…
  • Lễ mặn: dâng ở khu vực thờ các vị Thánh Mẫu, Đức Ông đặt tại điện thờ hoặc ban thờ: Thịt gà, thịt lợn, thịt dê, giò/chả…

Lưu ý: Khi đi chùa Hương, bạn không sắm tiền vàng. Tiền thật sau khi lễ xong nên cho vào hòm công đức.

CÁCH HẠ LỄ

Khi lễ cúng tại đền, sau khi nhang đã cháy hết, ta tiến hành vái 3 lần trước ban thờ và sau đó hạ tiền vàng để đem đi đốt. Quan trọng nhất là phải nhớ hóa tiền vàng từng lễ một, bắt đầu từ ban thờ chính và sau đó là các ban khác. Quá trình này giúp tránh nhầm lẫn và giữ được tính chất linh thiêng của từng ban thờ.

Sau khi hoàn thành quá trình hóa tiền vàng, ta có thể quay lại để hạ lễ dâng cúng. Điều quan trọng là phải hạ ban ở ngoài cùng đầu tiên, sau đó tiếp tục hạ từng ban theo trình tự.

THỤ LỘC

Sau khi hạ lộc xong, không nên giữ cho riêng mình mà thay vào đó, tốt nhất là tán lộc để có thể chia sẻ những phúc lộc của Thần Phật với nhiều người. Việc phân phát lộc cho nhiều người sẽ tạo ra không khí đầy ắp sự hòa thuận và đồng lòng, mang lại nhiều hơn sự may mắn và phúc lộc cho bản thân và gia đình. 

BÀI KHẤN ĐỀN TRÌNH CHÙA HƯƠNG

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Vương Thành Hoàng

Mỹ hiệu là: Hiển Quang

Hôm nay tại …..… chùa Hương – huyện Mỹ Đức Thành phổ Hà Nội là ngày:…………..

Tín chủ chúng con là:…………………………………….

Trước Thần vị cửa Đức Đại Vương Thành Hoàng, chúng con kính nghĩ: Thần giáng phúc lành khắp chốn, bốn phương được nhờ anh minh, khí thiêng thể hiện rõ ràng, muôn thuở uy linh hiển hách. Cảm bội thần minh hằng giúp, cho nên điển lễ khôn quên.

Nay nhân Lễ hội chùa Hương, đệ tử con xin kính biện trầu rượu, xôi thịt, dâng xin được vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Mẫu khu vực Hương Tích cầu yên, cầu phúc. Cúi mong Thần giáng lâm thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin phù hộ, ban mọi điều lành, bốn mùa không tật bệnh hiểm nghèo, muôn họ được an vui no đủ. Binh đao khói lửa, chẳng ngại tới dân gian, bão lụt, nắng hạn không hoành hành nơi làng mạc. Mượn nén hương thơm để bày tỏ ỷ nguyện, mong cao minh chiếu cố lòng thành.

Kính ngỏ lời quê, xin thần soi thấu.

Chúng con lại kính mời: Các quan bộ hạ tả hữu phò tả Đức Tôn Thần cùng tòng tự và cung thỉnh Hậu Thổ Linh Thần lai thụ hưởng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mong rằng những chia sẻ trên của Xem ngày hoàng đạo đã giúp tín chủ thập phương có thêm thông tin về văn khấn đền Trình chùa Hương. Hãy theo dõi Xem ngày hoàng đạo để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.