VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ CHO CÔNG VIỆC THUẬN LỢI

Cúng Tổ nghề, hay còn gọi là Đức Thánh Tổ, là nghi lễ quan trọng tưởng nhớ công ơn sáng lập của ông tổ trong mỗi làng nghề. Ngày giỗ tổ nghề là dịp quan trọng để những người lao động tôn vinh và tưởng nhớ những người đã định hình và phát triển ngành nghề của họ. Trong văn cúng giỗ tổ nghề, người thợ nghề tôn vinh và tưởng nhớ ông tổ, người sáng lập ngành nghề, như một cách để bảo tồn và kế thừa truyền thống nghề nghiệp. Trong bài viết này Xem ngày hoàng đạo chia sẻ đến các bạn bài cúng giỗ tổ nghề để các bạn tham khảo sử dụng khi làm lễ.

Ý NGHĨA CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ Ở VIỆT NAM

Tổ nghề, hay còn được biết đến với các danh xưng Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư, là người có công lớn trong việc sáng lập, phát triển một ngành nghề. Trong ngày giỗ tổ nghề, không chỉ tưởng nhớ người sáng lập mà còn tri ân những người đã gìn giữ, phát triển và bảo tồn nghề nghiệp cho thế hệ sau.

Phong tục lễ cúng giỗ tổ nghề không chỉ là dịp tôn vinh ông tổ nghề mà còn là cơ hội để thế hệ sau thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công trong việc xây dựng, phát triển và duy trì nghề nghiệp.

Ngày giỗ tổ nghề thường là ngày quan trọng của cả một phường, làng nghề. Các lễ cúng tổ nghề không chỉ diễn ra tại từng gia đình mà còn có lễ chung tại cấp phường, làng, nhằm cùng tôn vinh ông tổ nghề và cầu mong cho công việc làm nghề phát triển thuận lợi, mang lại may mắn và tránh khỏi rủi ro. Đây còn là dịp để cộng đồng nghề nghiệp hiệp sức, gắn kết với nhau trong sự kiện tôn giáo và văn hóa quan trọng này.

CÁCH LẬP BÀN THỜ TỔ NGHỀ

Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống sâu sắc trong đời sống của các làng nghề và ngành nghề. Các làng, phường nghề thường thiết lập bàn thờ tổ nghề như một biểu tượng của sự tôn kính và tri ân đối với ông tổ nghề. Quy trình lập bàn thờ tổ nghề có thể thực hiện tại nhà cá nhân hoặc chung tại cấp phường, làng nghề.

Tại cấp cộng đồng, việc lập miếu, đền riêng để thờ tổ nghề là một thực tế phổ biến và quan trọng. Những miếu thờ tổ nghề này thường được xây dựng và duy trì chung bởi cộng đồng, là nơi mọi người cùng tập trung để cúng tổ nghề vào các dịp đặc biệt như các ngày tuần, tiết, sóc, vọng, giỗ Tết.

Nhưng phổ biến và quan trọng nhất đó là cách lập bàn thờ tổ nghề chung ở có phường nghề, làng nghề đó là lập miếu, đến, định riêng để thờ tổ nghề của mình và có thể nhiều vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng làng tức người khai sinh là làng nghề.

CÁC NGÀY GIỖ TỔ NGHỀ LỚN TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các ngành nghề truyền thống và có khoảng hơn 60% có tổ chức ngày giỗ tổ của các ngành nghề truyền thống đó như:

  • Ngày cúng tổ nghề Sân khấu: 12/8 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Thêu 12/6 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề bán buôn, kinh doanh: Ngày 10 – 15/3 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Makeup – Làm đẹp: ngày 12/8 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề may mặc: Ngày 12/12 (tháng Chạp)
  • Ngày giỗ tổ xây dựng: thợ hồ, thợ mộc, thợ nề: Đợt 1: ngày 13/6 âm lịch hàng năm. Đợt 2: ngày 20/12 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Nail: Ngày 3/11 hoặc 3/10 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Spa – Massage: Ngày 03.11 âm lịch
  • Ngày cúng giỗ tổ nghề làm tóc: Ngày 20/1 âm lịch hoặc ngày 15 – 16/03 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Cơ khí: 20/12 (20 tháng chạp)
  • Ngày cúng tổ nghề sửa xe: 12/12 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề phun xăm: ngày 22 tháng 3

Ngoài ra có rất nhiều ngành mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây như: Ngày giỗ tổ nghề rèn, sửa xe, lái xe, nghề điện, nghề bánh, nghề bếp …

MÂM CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ SÂN KHẤU

Ngày giỗ Tổ nghề là một dịp quan trọng, vì vậy việc chuẩn bị lễ vật và mâm cúng giỗ Tổ cần được thực hiện một cách tươm tất, chu đáo nhất. Dưới đây là danh sách các lễ vật và mâm cúng cần chuẩn bị:

  • Ván xôi con gà: Một lễ vật truyền thống không thể thiếu, tượng trưng cho lòng thành kính của người cúng đối với Tổ nghề. Một ván xôi dẻo thơm cùng chú gà trống luộc được đặt giữa mâm cúng để thể hiện lòng chân thành.
  • Đĩa trái cây to và bình hoa đẹp: Đĩa trái cây gồm 5 loại quả khác nhau, tươi ngon và bắt mắt, tượng trưng cho ước nguyện của người làm nghề sân khấu. Bình hoa đẹp như hoa ly, hoa cúc, hoa cẩm chướng thể hiện lòng biết ơn và thành kính đối với Tổ nghề.
  • Mâm cỗ mặn: Chuẩn bị 2 mâm cỗ mặn là không thể thiếu trong lễ cúng giỗ Tổ nghề sân khấu. Các món mặn cần được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo vệ sinh.
  • Các lễ vật khác: 5 bát cháo trắng hoặc 5 đĩa bánh chay, 5 đĩa xôi và 5 bát chè, đĩa muối gạo, nến, trầu cau, nhang đèn, vàng mã.

Ngoài cúng gà và xôi, có thể thêm lễ vật là heo quay tùy thuộc vào sở thích và truyền thống của mỗi gia đình.

VĂN KHẤN CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ

Theo truyền thống, mỗi ngành nghề đều có một vị tổ nghề được tôn thờ, người có công lớn trong việc giảng dạy và phát triển nghề. Do đó, quá trình thờ cúng giỗ tổ nghề thường có những đặc điểm tương đồng, với sự khác biệt chủ yếu tại lễ vật cúng, trong khi tâm huyết và lòng thành tâm là quan trọng nhất.

Dưới đây là một bài văn khấn cúng ngày giỗ tổ nghề, được thiết kế để phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Tùy thuộc vào ngày cúng giỗ tổ nghề và vị thánh tổ cụ thể, tín chủ chỉ cần điều chỉnh nội dung mời thánh tổ và đảm bảo thực hiện vào ngày đúng để tôn kính ông tổ nghề và những người đã góp phần lớn trong sự phát triển của ngành nghề.

Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp ngay tại đây:

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách cúng, văn khấn ngày giỗ Tổ nghề mà Xem ngày hoàng đạo tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!