THƯỚC LỖ BAN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHÀ CỬA THEO PHONG THUỶ

Sau khi xem xét hướng làm nhà và tuổi hợp làm nhà thì vật liệu xây dựng cùng thước Lỗ Ban để đo đạc cũng rất quan trọng trong phong thủy nhà ở. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Xem ngày hoàng đạo.

VÀI HỆ THƯỚC LỖ BAN VÀ CÁCH ĐO

Trong thiết kế và xây dựng ngày xưa, người Trung Hoa đã dùng nhiều loại thước để đo đạc, những loại thuốc này dựa trên những nguyên tắc cơ bản là họa, phước, tốt, xấu. Trong những loại thước đó thì thước Lỗ Ban là thông dụng nhất.

Lỗ Ban là người nước Lỗ (còn được gọi là Công Du), một nhân vật được phong tặng danh hiệu là tổ sư của nghề mộc vào thời Trung Hoa cổ đại.

Trên thực tế, thước Lỗ Ban có ít nhất là 3 hệ (mỗi trường phái có một hệ riêng). Mỗi hệ áp dụng cho một vùng địa lý riêng: vùng lục địa, vùng hải đảo và các miền duyên hải, vùng cao nguyên. Các hệ thước này khác nhau chỉ ở số dư giữa các cung. Kích thước số dư này là 6,525.

THƯỚC LỖ BAN SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

Loại thước này làm bằng chất liệu thép (dày lmm), duỗi dài thẳng đến 190 cm. Trên bề mặt thước in 3 màu (vàng, đỏ, đen) giống như thước Lỗ Ban truyền thống.

Thước Lỗ Ban tiếng Việt hiện nay có 4 mẫu sản phẩm, được bán với giá 20.000 – 30.000 đồng/cái (tùy theo mẫu mã và chiều dài của thước là 5m hay 8m).

THƯỚC LỖ BAN “DƯƠNG TRẠCH XÍCH PHÁP”

Trong ngành địa lý phong thủy Trung Hoa, có nhiều hệ thước Lỗ Ban, trong đó có 2 hệ thước dùng để đo nhà cửa, gọi là Dương Trạch Xích Pháp.

  • Thuốc thứ nhất có chiều dài 43cm. Thuốc này chính là biến thể của hình đồ Bát Quái, nghĩa là, thay vì xếp tám quẻ theo vòng tròn, thước này được xếp theo chiều ngang, còn chiều dài của thước được chia thành 8 phần bằng nhau, tương tự như một vòng tròn được chia thành 8 quẻ. Mỗi phần lại được chia thành 4 phần nhỏ bằng nhau.
  • Thuốc thứ hai có tổng chiều dài 500cm, được chia thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần lại được chia thành 4 phần nhỏ bằng nhau.

Dù sử dụng thước nào, bạn chọn số đo ứng với cung tốt là an toàn nhất.

Nhìn chung, xét ở góc độ khoa học, đo đạc là cách để có những số liệu chính xác, nhưng khi sử dụng thước Lỗ Ban, thì sự chính xác này không phải là con số cụ thể, tất cả chỉ nhằm vào mục đích xác định sự giàu nghèo, họa phúc, thọ yểu của một người, một gia đình hay một tập thể.

Dưới đây là trình bày các cung và ý nghĩa của 2 loại thước để bạn nắm rõ. Còn trên thực tế, bạn phải có sẵn một thước mới đo đạc được. Sau khi đo xong, xác định được một cung rồi, bạn căn cứ ý nghĩa của cung sẽ trình bày dưới đây.

Ý NGHĨA CÁC CUNG TRONG THƯỚC 43 CM

TÀI ĐỨC: NÓI CHUNG VỀ TÀI LỢI, HẠNH PHÚC
  • Tài đức: vừa có tài vừa có đức.
  • Bảo khố: kho vàng, vật quý.
  • Lục hạp: sáu điều hợp (cha – mẹ, vợ – chồng, con cái đều hòa thuận).
  • Nghinh phúc: đón nhận hạnh phúc.
BỆNH HẠI: CÁC ĐIỀU XẤU. CHỈ ÁP DỤNG CHO CỬA NHÀ VỆ SINH, NHỮNG CỬA KHÁC VÀ GIƯỜNG NẰM NÀO XẤU
  • Thối tài: hao tài tốn của.
  • Công sự: gặp sự tranh chấp ở cơ quan công quyền.
  • Lao chấp: gặp điều khó nhọc.
  • Cô quả: cô đơn, cô độc, đơn chiếc.
LY ĐẠO: VIỆC BẤT THƯỜNG, TRÁI LẼ THƯỜNG
  • Trường bệnh: bị bệnh lâu ngày.
  • Cướp tài: bị cướp bóc mất của.
  • Quan quỷ: cảnh quan tha ma bắt, bị cưỡng chế, bó buộc.
  • Thất thoát: mất mát tiền của, đồ đạc.
ÍCH LỢI: CÁC ĐIỀU CÓ LỢI VÀ HỮU DỤNG
  • Thiêm đinh: gia đình thêm con trai. 
  • Ích lợi: việc đến vừa có ích vừa có lợi.
  • Quý tử: con hiền ngoan, có tài đức.
  • Đại cát: lợi ích lớn, trăm sự đều hay, thành công tốt đẹp.
QUAN THUẬN: NÓI CHUNG VỀ CÔNG DANH, THI CỬ.
  • Thuận khoa: thi cử thuận lợi, vừa ý.
  • Hoạnh tài: được của bất ngờ.
  • Tấn đức: thăng tiến về đạo đức.
  • Phú quý: vừa giàu vừa có danh vọng và quyền lực.
KIẾP SÁT: CHỦ SỰ HÀNH HẠ, SÁT PHẠT.
  • Tử biệt: người thân từ trần.
  • Thối khẩu: bị vạ miệng, có thể mang ý nghĩa gia đình hao người hoặc mất người.
  • Ly hương: phải xa quê hương (nơi chôn nhau cắt rốn).
  • Thất tài: mất của.
LỤC HẠI: 6 ĐIỀU BẤT LỢI: TAI NẠN, CHẾT CHÓC, BỆNH TẬT, TAI TIẾNG, TÙ TỘI, PHÁ SẢN
  • Tai chí: nạn này chưa qua, nạn khác lại đến.
  • Tử tuyệt: chết mất tích.
  • Lâm bệnh: bị bệnh, bệnh dây dưa.
  • Khẩu thiệt: bị tai tiếng thị phi.
THIẾT BỔN: CÁC SỰ TỐN CƠ BẢN, THIẾT YẾU. RẤT TỐT CHO CỔNG LỚN, CỬA CHÍNH VÀ CỬA NGOÀI
  • Tài chí: tiền bạc đến.
  • Đăng khoa: thi đậu.
  • Tấn bửu: của quý đưa đến.
  • Hưng vượng: làm ăn tấn phát.

Ý NGHĨA CÁC CUNG TRONG THƯỚC 500 CM

ĐINH: NGƯỜI CON TRAI
  • Phúc tinh: vì sao tốt, trong nhà có người cứu tế chúng sinh, người gặp vận may.
  • Cập đệ: đi thi trúng tuyển (ngày xưa thi đỗ Tiến sĩ nhất giáp).
  • Tài vượng: tài lộc tăng.
  • Đăng khoa: thi đậu.
HẠI: CHỦ CÁC SỰ HAO TỔN. TỐI KỴ CHO TẤT CẢ CỬA VÀ GIƯỜNG NẰM
  • Khẩu thiệt: tai tiếng thị phi.
  • Lâm bệnh: bị bệnh, bệnh dây dưa.
  • Tử tuyệt: chết mất tích.
  • Tai chí: nạn này chưa qua, nạn khác lại đến.
VƯỢNG: HƯNG THỊNH
  • Thiên đức: đức hạnh, thiên phú.
  • Hỷ sự: hôn nhân.
  • Tiến bảo: của quý đưa đến.
  • Nạp phúc: nhận được phước.
KHỔ: HOẠN NẠN RỒI BI AI
  • Thất thoát: mất mát tiền của, đồ đạc.
  • Quan quỷ: cảnh quan quỷ tha ma bắt, bị cưỡng chế, bó buộc.
  • Kiếp tài: bị cướp của, vì nghĩa mà bị cướp. Tối kỵ với cửa ngoài, cửa nhà buôn bán.
  • Vô tự: không con trai nối dõi.
NGHĨA: CÁC VIỆC LÀM THEO LẼ PHẢI CÓ LỢI. RẤT TỐT ĐỐI VỚI CỬA CHÍNH, CỬA NGOÀI, CỬA NHÀ BẾP. RẤT XẤU ĐỐI VỚI CỬA HÀNH LANG
  • Đại cát: lợi ích lớn, trăm sự đều hay, thành công tốt đẹp.
  • Tài vượng: tài lộc tăng.
  • Ích lợi: vừa có ích vừa có lợi.
  • Thiên khố: kho tiền của trời, tiền bạc dồi dào.
QUAN: CÁC ĐIỀU TỐT TRONG QUAN TRƯỜNG. TỐI KỴ ĐỐI VỚI CỬA LỚN, CỬA NGOÀI, CỬA RA VÀO. NHƯNG LẠI CỰC TỐT ĐỐI VỚI CỬA BUỒNG RIÊNG
  • Phú quý: vừa giàu vừa có danh vọng và quyền lực.
  • Tấn bảo: của quý đưa đến.
  • Hoạnh tài: có của bất ngờ.
  • Thuận khoa: thi cử vừa ý, thuận lợi.
TỬ: CÁC ĐIỀU ĐAU THƯƠNG.
  • Ly hương: phải xa lìa quê hương (nơi chôn nhau cắt rốn). Rất xấu đối với các cửa trong nhà. Vợ chồng, con cái phải xa lìa.
  • Tử biệt: người thân từ trần.
  • Thôi đinh: hao người, người bỏ đi, con trai đi xa.
  • Thất tài: mất mát tiền của.
HƯNG: THĂNG TIẾN, TỐT ĐẸP
  • Đăng khoa: thi đậu.
  • Quý tử: con hiền ngoan, có tài đức.
  • Thiêm đinh: có thêm con trai.
  • Hưng vượng: làm ăn tấn phát.
THẤT: MẤT MÁT, THIỆT THÒI
  • Cô quả: cô đơn, cô độc, đơn chiếc.
  • Lao chấp: gặp điều khó nhọc.
  • Thôi tài: hao tài tốn của.
TÀI: NÓI CHUNG VỀ TÀI LỢI, HẠNH PHÚC. DÙNG TỐT NHẤT CHO CÁC CỬA LỚN VÀ CỬA NGOÀI
  • Nghinh phúc: đón lấy phúc.
  • Lục hạp: sáu điều hợp (cha – mẹ, vợ – chồng, con cái (đều hòa thuận).
  • Nghinh phúc: đón nhận hạnh phúc.
  • Tấn bửu: của quý đưa đến.
  • Tài đức: vừa có tài vừa có đức.

CÁCH ĐO THƯỚC LỖ BAN 

  • Đo cửa: Bạn đo phần lọt sáng trong khung cửa (chiều ngang và chiều cao), tức đo khoảng trống của khung cửa. Nếu đã gắn sẵn cánh cửa, bạn đo từ mép nẹp cửa trở ra. Khi đo chiều ngang của cửa, bạn bắt đầu đo từ trái sang phải. Lúc đo chiều cao của cửa, bạn đo từ trên xuống dưới. Nếu sử dụng thước 43cm, bạn đặt phần đầu thước (ghi chữ Tài Đức – góc trái trên cùng của thước) vào vị trí bắt đầu đo rồi kéo căng thước ra đến phần cuối thước (ghi chữ Hương Vượng trong phần Kiết Bổn – góc phải dưới cùng của thước). Nếu sử dụng thước 500cm, bạn đặt phần đầu thước (ghi chữ Phúc Tinh trong phần Đinh – góc trái trên cùng của thước) vào vị trí bắt đầu đo rồi kéo căng thước ra đến phần cuối thước (ghi chữ Tài Đức trong phần Tài – góc phải dưới cùng của thước). Như vậy, bạn đã đo được một thước. Trước khi đo tiếp, bạn đánh dấu chính xác vị trí cuối cùng của một thước để từ vị trí này bạn bắt đầu đo tiếp thước thứ hai. Tùy theo kích cỡ của khung cửa, khi đến cuối chiều ngang (hoặc chiều cao) của khung cửa, bạn xem vị trí này trùng với ô nào của thước thì đọc ô đó để biết khung cửa của bạn là tốt hay xấu.
  • Đo bếp: Vẫn bắt đầu đo từ trái sang phải nếu đo chiều ngang của bếp và từ trên xuống dưới nếu đo chiều cao. Vị trí cuối cùng của chiều ngang hoặc chiều cao của bếp trùng với ô nào, bạn độc ô đó để biết là xấu hay tốt.
  • Đo giường và bàn ghế: Đo bàn ghế cũng giống như cách đo trên.

CÁCH CHỈNH SỬA 

Sau khi đo xong, bạn thấy kết quả tốt thì không cần chỉnh sửa, nếu kết quả xấu, cần chỉnh sửa như sau:

Đối với cửa, nếu khung cửa có gắn nẹp và cho kết quả xấu thì tháo nẹp ra rồi bào phần ngoài của mép cửa có gắn nẹp. Nếu không sử dụng cách này, bạn thay bằng một nẹp khác dày hơn hoặc đóng thêm nẹp thứ hai chồng lên, làm sao để trùng với ô tốt của thước là được. Đây chỉ là hướng dẫn tổng quát, tùy trường hợp mà bạn chỉnh sửa để có kết quả tốt là đạt yêu cầu. Cách chỉnh sửa bếp, giường và bàn ghế cũng giống như cách áp dụng cho cửa.

CÁCH TRA MỘT HỆ THƯỚC LỖ BAN KHÁC

Hệ thước này chỉ áp dụng cho cửa, không sử dụng cho những vật khác như bàn thờ, bàn làm việc…

Cách đo rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một thước dây bình thường, đo chiều ngang của cửa từ trái sang phải và đo chiều cao từ trên xuống dưới. Mỗi lần do xong chiều ngang hoặc chiều cao, bạn đối chiếu với số liệu ghi trong bảng tham khảo lập sẵn sẽ biết kết quả tốt hay xấu. Kết quả tốt là những số liệu tương ứng với các khoảng Thiên Lộc, Thiên Tài, Quý Nhân, Tể Tướng; còn kết quả xấu là những số liệu ghi trong các khoảng còn lại. Bạn chỉnh sửa làm sao để cuối cùng, chiều ngang và chiều cao của cửa trùng với số liệu tương ứng với kết quả tốt là được.

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Vật liệu xây dựng có khả năng tác động đến các giác quan và tâm lý của con người. Việc lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp với mục đích và bố trí chúng theo phong thủy sẽ giúp không gian sống trở nên hoàn hảo hơn.

Mỗi loại vật liệu trong nhà bạn chứa một năng lượng (khí) riêng. Tất cả đều có tính chất của Ngũ Hành. Những vật liệu có bề mặt sáng và nhẵn bóng sẽ giúp khí di chuyển nhanh hơn (thí dụ như kính, nhôm…); còn những vật liệu có bề mặt thô nhám, xù xì và sẫm màu thường làm dòng khí lưu chuyển chậm lại.

  • Gỗ thuộc hành Mộc. Những loại gỗ có bề mặt nhẵn bóng nên dùng lát sàn nhà.
  • Thép, nhôm, inox… thuộc hành Kim, bạn nên sử dụng cho không gian nhà bếp và phòng tắm, vì những nơi này khí thường tù đọng, cần có vật liệu kim loại nhẵn bóng để tăng lượng khí lưu chuyển.
  • Các loại đá ốp thuộc hành Thổ. Do tính chất thô ráp, xù xì nên chúng có thể được dùng để lát cầu thang, bề mặt dàn bếp, thậm chí có thể sử dụng cho nơi rửa chén (nếu chúng đủ độ nhám cần thiết, không gây trơn trượt).

Đối với phòng khách, phòng giải trí và sinh hoạt, đây là những nơi mang tính động và Dương. Bạn sử dụng những vật dụng bằng kim loại (như nhôm và inox…) sẽ rất phù hợp.

Đối với phòng ngủ, khu vực cần sự yên tĩnh, mang tính Âm, do đó bạn nên sử dụng những vật dụng bằng gỗ sẽ rất hợp. Sàn gỗ sẽ giúp những người trong gia đình bạn thoải mái và thư giãn hơn.

Ở mỗi tầng lầu, nếu bạn trải thảm, nên sử dụng các tấm thảm có màu sắc giống nhau. Nếu thảm bị hư hỏng bạn cần thay ngay. Nếu thảm chỉ hư một chỗ nhất định, bạn đắp vào một miếng thảm hình vuông vào chỗ đó (không nên sử dụng hình chữ nhật).

Trên đây là những kiến thức phong thủy nhà ở về các loại thước đo kích thước tốt, xấu và vật liệu xây dựng. Hy vọng nó có ích dành cho bạn. Theo dõi ngay Xem ngày hoàng đạo để biết thêm nhiều kiến thức hay về phong thủy, tử vi nhé.